Rượu Kim Sơn Ninh Bình
Rượu Kim Sơn là một loại rượu có thương hiệu, hiện được đề cử kỷ lục "Top 10 đặc sản rượu nổi tiếng nhất Việt Nam". Rượu được sản xuất từ các làng nghề truyền thống thuộc huyện miền biển Kim Sơn, Ninh Bình [1]
Rượu Kim Sơn Ninh Bình được mệnh danh là tinh hoa đất trời quốc hồn quốc túy của vùng đất cố đô Hoa Lư đã làm say lòng bao ẩm khách mỗi khi qua đây. Cũng là món quà vô cùng ý nghĩa tặng nhau mỗi dịp Tết đến xuân về
Cảm nhận đầu tiên khi mở chai Rượu Kim Sơn

Vừa mở nút chai ra là ta đã cảm nhận được ngay cái đặc biệt hấp dẫn của hương nếp mới ngọt ngào, lan tỏa khắp phòng. Cánh mũi bỗng như mở rộng, phập phồng để tận hưởng cái nồng nàn, dịu mát và đầy quyến rũ của hương đồng gió nội.
Cùng chung vui, ta nâng chén lên, rượu lung linh, trong trẻo kề sát môi mềm, bốn mươi độ mà cứ dịu êm thơm thảo. Cái vị cay cay, tê tê nơi đầu lưỡi rồi râm ran cả vòm miệng làm ta có cảm giác lâng lâng, ngất ngây và bay bổng.
Tửu lượng đã khá, tuy say sưa nhưng đầu không bị đau nhức, choáng váng. Chất men thơm cứ quấn quýt, nồng nàn lôi kéo ta vào cuộc.
Rượu Kim Sơn được làm từ gì ?
Rượu Kim Sơn là rượu được chưng cất từ gạo nếp, men thuốc bắc, nguồn nước giếng khơi tự nhiên, sản xuất theo bí quyết của người dân các làng nghề tại Kim Sơn. Rượu thường có nồng độ cao, trong suốt, bọt tăm rượu càng to thì độ rượu càng cao. Trước đây, rượu được đựng trong các vò đất và nút lá chuối khô, khi uống vào cảm thấy rất thơm và êm dịu.

Cách nấu rượu nếp Kim Sơn của người Ninh Bình
Để nấu được nồi rượu ngon khiến đắm say lòng người thì cần có 3 yếu tố:
- Thứ nhất là nguồn nước, men rượu và gạo.
- Thứ 2 là kinh nghiệm.
- Thứ 3 là thời tiết
Trong đó quan trọng nhất vẫn là men rượu, men để nấu rượu là men thuốc bắc được làm từ 36 vị thuốc bắc, chính điều này đã làm nên sự thơm ngon của rượu Kim Sơn mà không đâu có được".
Tại Kim Sơn, nếu rượu được nấu từ gạo lứt nếp chiêm gọi là rượu chiêm và rượu được nấu từ gạo lứt nếp vụ mùa thì gọi là rượu mùa. Khi nấu rượu thì gạo nếp không cần xay trắng, chỉ cần xay lứt, có nghĩa là lớp cám bọc bên ngoài hột gạo còn y nguyên. Ngâm gạo vài tiếng trước khi nấu thành cơm rượu. Cách nấu như sau:
Dụng cụ & Nguyên liệu
- Men thuốc bắc: Men được làm từ 36 vị thuốc bắc gia truyền của làng nghề Lai Thành
- Gạo nếp cái hoa vàng: Đó là loại gạo nếp hạt tròn đều khi nấu có mùi rất thơm, ngon
- Nước giếng đào tự nhiên: Nước giếng khơi tự nhiên được chọn lựa ở những mạch nước tốt
- Chum, vại: Đất nung mang lại hương vị đặc biệt khi chứa rượu trong đó
- Nồi đồng, ống đồng: Công cụ nấu rượu cổ truyền của người Việt
Các bước nấu Rượu Kim Sơn
Từ khi bắt đầu nấu cơm cho đến lúc chưng cất phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau và thường mất khoảng 15 ngày

- Chọn nguyên liệu: Nguyên vật liệu chủ yếu để chưng cất Rượu Kim Sơn là gạo nếp tốt nhất trong mùa. Men được chọn để nấu rượu Kim Sơn là men ta 36 vị thuốc bắc, chất đốt bằng củi được tán nhỏ và kết hợp với vỏ gạo nếp (chấu). Men ta 36 vị thuốc bắc tốt nhất là men tự làm
- Tiến hành thổi cơm, trộn men rượu và lên men ẩm: Tiến hành thối cơm rượu làm sao cho cơm thơm dẻo không bị khô cháy và chín đều. Sau đó chúng ta sẽ đi vào bước tải mỏng cơm rượu và để nhiệt độ xuống tầm 30-35 độ C là bắt đầu rắc men ta 36 vị thuốc bắc đã được nghiền mịn rồi cho vào chum sành đựng cơm rượu để lên men ẩm. Quá trình lên men ẩm kéo dài từ 2-4 ngày phụ thuộc vào thời tiết.
- Lên men lỏng: Đối với Rượu Kim Sơn thì quá trình này có thể rơi vào 20-25 ngày mà không hề có dấu hiệu như thế, đây cũng là yếu tố duy nhất mà Rượu Kim Sơn đang nắm giữ giúp cho giọt rượu được chưng ra luôn ngọt, luôn êm và cực kỳ thơm đấy nhé.
- Chưng cất cho ra rượu Kim Sơn: Đối với cách chưng cất rượu Kim Sơn thì đa phần qua bể chìm là chính giọt rượu được ám khói, hơi sốc khi mới chưng cất ra (phải để từ 30-45 ngày mới bắt đầu êm dễ uống). Còn, khi chưng cất rượu Quê Kim Sơn bằng bể nổi truyền thống có cải tiến về kích thước cũng như chất đốt mỗi giọt rượu khi được nấu ra luôn uống được ngay lập tức, dễ uống – dễ say.
Rượu Kim Sơn Ninh Bình Bao Nhiêu Độ ?
Do mục đích sử dụng của người dùng mà rượu Kim Sơn sẽ được người nấu được với nhiều nồng độ khác nhau.

- Rượu Kim Sơn 30 độ: thích hợp để uống. Với nồng độ vừa phải nên khi uống sẽ không gây hại cho gan, thận, dạ dày, hệ thần kinh.
- Rượu Kim Sơn 40 độ: thích hợp để ngâm với các loại quả, cây (thực vật). Với nồng độ tầm 40 độ, người dùng nên sử dụng để ngâm thuốc bắc, thuốc nam, ngâm tỏi, táo mèo, chuối hột, sâm,…sẽ giúp các mạch máu, khí huyết lưu thông.
- Rượu Kim Sơn 50 độ: thích hợp để ngâm với động vật. Rượu có nồng độ 50 độ, sẽ giúp làm chín động vật tươi, tạo ra rượu thuốc có công hiệu nhất. Người dùng nên ngâm rượu với rắn, bìm bịp, tắc kè, sao biển, các loại cao,…
Rượu được nấu hoàn toàn từ gạo nếp cái hoa vàng, men bánh va nước giếng đào tự nhiên nên dù rượu có nồng độ cao nhung khi uống xong ta cảm thấy rất dễ chịu không say, không mệt mỏi, đau đầu và khi uống một lượng vừa phải sẽ rất tốt giúp cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng.
Rượu Kim Sơn Ninh Bình Giá Bao Nhiêu ?
Giá rượu Kim Sơn rất đa dạng bởi phụ thuộc vào cách nấu & nguyên liệu. Bạn có thể tham khảo mức giá của chúng tôi là loại Rượu Kim Sơn được nấu từ gạo nếp của chúng tôi:
- Rượu Kim Sơn 40 – 45 ĐỘ: 55.000đ/Lít
- Rượu Kim Sơn 45-50 ĐỘ: 60.000đ/Lít
- Rượu Kim Sơn 50 – 55 ĐỘ: 70.000đ/Lít
- Rượu Kim Sơn 55 ĐỘ TRỞ LÊN: 80.000đ/Lít
Địa chỉ bán Rượu Kim Sơn tại Hà Nội
Là một người con của quê hương Ninh Bình tôi luôn mong muốn đưa đặc sản quê hương tới mọi miền tổ quốc. Từ Hà Nội hay tới TPHCM chỉ cần liên hệ 0978859993 chúng tôi sẽ giao tới tận nơi

Cảm nhận khách hàng
Việt Dũng / CEO AMG
Tôi thường xuyên phải tiếp khách nên việc chọn 1 loại rượu ngon,tốt cho sức khỏe là điều rất quan trọng. Tôi đã tìm hiểu rất nhiều loại rượu khác nhau và cuối cùng tôi quyết định chọn rượu Kim Sơn. Tôi rất hài lòng với chất lượng và thái độ phục vụ.
Trịnh Tuyển / CEO Honghala
Mình làm về rượu đã trên 10 năm. Mình rất tự tin với kinh nghiệm và kiến thức về rượu của mình về rất nhiều loại rượu quý của Việt Nam. Rượu Kim Sơn là 1 trong những loại rượu quý mà mình ưa dùng nhất mỗi khi có tiệc tùng hay tiếp khách quý.
Vũ Điệp / QAZ Group
Mỗi loại rượu đều có 1 đặc điểm riêng của nó nhưng có lẽ mình ấn tượng và yêu thích nhất là rượu Kim Sơn. Rượu Kim Sơn thường có nồng độ rất cao nhưng uống rất thơm, đặc biệt là dù rất say nhưng hôm sau người rất nhẹ nhàng không mệt mỏi.
Khuyên dùng
Để chất lượng Rượu Kim Sơn ngon hơn thì từng độ rượu bạn hãy sử dụng theo khuyến nghị của chúng tôi dựa vào kinh nghiệm nhiều năm
- Nồng độ 40-45 độ: Dùng để uống trực tiếp, phù hợp với những người thích uống rượu trắng không ngâm và pha gì. Đối với loại rượu này khi uống nếu cảm thấy hơi nặng, không quen có thể ướp đá, hoặc cho tủ lạnh sẽ dễ uống hơn.
- Nồng độ 45-50 độ: Dùng để ngâm với thực vật, thảo dược như: Ba kích, táo mèo, đinh lăng, sâm, thuốc bắc…
- Nồng độ 50 trở lên: Dùng để ngâm với các loại động vật cần nồng độ cao để làm chín, tiêu diệt vi khuẩn trong cơ thể chúng, và cũng để lấy được hết dinh dưỡng, dưỡng chất trong chúng. Ví dụ như: Rắn, bìm bịp, tắc kè,..
Cách phân biệt Rượu Kim Sơn thật & giả
Hãy dùng chính cảm nhận của Quý khách cộng với hướng dẫn của Chúng Tôi, Quý khách sẽ biết được gần như tất cả các loại rượu quê hiện nay có phải rượu chuẩn hay đơn thuần là rượu pha cồn cộng với hương liệu hoặc rượu sản xuất từ gạo tẻ và men vi sinh (men Trung Quốc).

Đổ rượu ra lòng bàn phải, dùng lòng bàn tay trái xoa thật mạnh. Rượu chuẩn nếu được sản xuất bằng men ta thì có cảm giác nhờn nhợt nhơn nhớt từ sự tổng hòa của các vị thuốc bắc và đặc tính của gạo nếp không thể nhầm ở đâu.
Ngửi hương rượu để phân biệt rượu sản xuất từ gạo kém chất lượng hay gạo tẻ điều đó ảnh hưởng rất lớn tới giá thành sản phẩm.
- Rượu Quê Kim Sơn có hương đặc trưng từ gạo nếp Kim Sơn và men 36 vị thuốc bắc có hương giống như khi bạn sắc thuốc, không sốc, thơm êm dịu.
- Rượu sản xuất từ cồn công nghiệp và hương liệu hay rượu sản xuất từ gạo tẻ và men vi sinh thì có mùi gắt không có hương thơm của gạo nếp giống như khi bạn thổi xôi.
Dùng vị giác để kiểm tra lần cuối: Nhấp 1 ngụm rượu vừa đủ, chưa nuốt vội để lượng rượu đó ở đầu lưỡi. Sau đó, từ từ nuốt. Nếu rượu chảy nhẹ nhàng đi tới đâu ấm tới đó, tụ lại ở đan điền tỏa ra xung quanh đó mới là rượu chuẩn còn ngược lại. Rượu bốc lên đầu hay lên sống mũi khi chưa nuốt là rượu lởm, kém chất lượng.